trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan

Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng nếu Hồ Xuân Hương là phong cách thơ góc cạnh, đanh đá, có phần cay nghiệt với cuộc đời thì phong cách của Bà huyện Thanh Quan lại là sự ôn hòa, trang nhã, mang màu sắc cổ kính với nỗi niềm hoài cổ chứa chan. Đọc thơ của bà ta tựa như đang được chiêm ngắm một tòa thành cổ xưa với kiến trúc nhuốm màu rêu phong nhưng không làm mất đi sự trang nghiêm, nho nhã vốn có của công trình ấy. Đến với bài thơ “Qua đèo ngang” ta sẽ càng hiểu rõ hơn về màu sắc trong thơ của bà và qua đó cũng phần nào hiểu được tâm tư đày hoài niệm của vị nữ sĩ cung đình đa tài ấy.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-deo-ngang
Gia Sư Biên Hòa nhận thấy bài thơ tả về cảnh sắc thiên nhiên ở Đèo Ngang trong một lần bà được mời vào kinh đô Phú Xuân dạy học. Cảnh sắc sâu lắng trong buổi chiều tà ở Đèo Ngang cộng hưởng cùng nỗi niềm nhớ mong quê hương xứ sở đã khiến nữ sĩ  “tức cánh sinh tình”, sáng tạo nên một bài thơ tuyệt tác. Bài thơ được làm theo thể loại thất ngôn bát cú với niêm luật và cách hiệp vần chặt chẽ như gói gọn cả tâm tư trĩu nặng của vị nữ sĩ tài hoa. Hai câu đầu trình bày về không gian, thời gian và ấn tượng chung của nhà thơ về danh thắng Đèo Ngang: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Thời gian là buổi hoàng hôn, khi ánh mặt trời đã dần tắt trên đường đèo khúc khuỷu, chính là thời khắc tô đậm thêm những tâm tư mong nhớ trong lòng người. Không phải tự nhiên và văn học xưa nay đều chọn buổi chiều để bộc lộ sự nhung nhớ như motip  “Chiều chiều…” trong ca dao. Với một nữ sĩ đang xa quê hương thời khắc này lại càng nhạy cảm, như một chất xúc tác để cảm xúc trong bà dâng lâng mãnh liệt nhất. Tish từ “lom khom”, “lác đác” được tác giả đảo ngữ ở đầu câu thơ càng nhấn mạnh sự nhỏ bé của con người trong sự hung vĩ của tự nhiên – “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Nỗi lòng với quê hương được tác giả bộc bạch rõ ràng qua hai câu thơ tiếp theo – “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Hai chữ cuối cùng của mỗi dòng thơ khi ghép lại đọc lái đi sẽ thành tiếng “quốc gia” – cũng chính là nỗi niềm tác giả luôn ưu hoài, thương nhớ. Hai câu thơ cuối cùng tác giả đã dành cho bản thân một mảnh tình riêng tư – “ta với ta”, trước cảnh sắc thiên nhiên bao la, con người lại càng cảm thấy mình nhỏ bé hơn bao giờ hết.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-chia-se-anh-chim-quoc
Kết lại bài thơ, ta như cũng cảm thấy mình đang đứng giữa không gian đèo Ngang bao la, cảm sự sự cô đơn đang ăn mòn tinh thần của nhân vật trữ tình. Bài thơ mang màu sắc của sự trang nhã, đài các nhưng vẫn dạt dào tình cảm quê hương, xứ sở thiết tha. Đó chính là tấm lòng của nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan thể hiện trong bài thơ của mình – “Qua đèo ngang”.
Trung tâm gia sư Biên Hòa cho rằng nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vậy, luôn vượt qua mọi quy luật băng hoại của tạo hóa để bất tử với thời gian. Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy. Sở dĩ như thế là vì qua tác phẩm này ta cảm nhận được lòng nhớ nhà sâu sắc, tình yêu quê nồng nàn của nhân vật trữ tình đang cô đơn, lạc long giữa vùng đất xa lạ trong một buổi chiều tà đầy thi vị. Tình yêu nước chính là cái hồn làm nên thần thái của tác phẩm. Chính vì thế mà nó gây xúc động mạnh trong lòng chúng ta, bất giác mỗi người như bình tâm trở lại để nghĩ về vùng đất gắn bó thuở nhỏ bên cạnh những người thân quen và những vật gần gũi nhất. Nghĩ về quê hương để tìm thấy yêu thương, tiếp thêm động lực và sức mạnh để vượt qua những khó khăn của hiện tại, hoàn thành trách nhiệm của mỗi con dân dành cho tổ quốc của riêng mình. Đó chính là những điều mà ta cảm nhận được sau khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang Loigiaihay

Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang

Nêu cảm nghĩ của em về bài Qua đèo Ngang ngắn nhất

Nhận xét về bài thơ Qua đèo Ngang

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang

Viết đoạn văn cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài Qua đèo Ngang

Bài thơ Qua Đèo Ngang

Bài thơ Qua đèo Ngang the hiện tâm trạng gì của tác giả

Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ hay làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Qua Đèo Ngang

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo