trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia sư tại biên hoà xin chia sẻ về phát biểu ý kiến cá nhân trong giờ học

GIA SƯ TẠI BIÊN HOÀ XIN CHIA SẺ VỀ PHÁT BIỂU Ý KIẾN CÁ NHÂN TRONG GIỜ HỌC
Một tiết học thành công không hoàn toàn đến từ người dạy bằng sự chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án, cách truyền đạt hay, giọng nói lưu loát và lượng kiến thức phân phối đủ theo cơ số thời gian. Cũng không phải công thêm là sự chuẩn bị tốt bài mới của người học, hay đại đa số họ hiểu bài là coi như thành công . Mà ở đó, còn một khía cạnh khác mà theo sự quan sát của trung tâm gia sư Biên Hòa nó đóng một vai trò rất quan trọng làm cho tiết học trở nên hoàn hảo. Đó là sự kết nối giữa người dạy và người học thông qua việc phát biểu ý kiến cá nhân.
Hẳn rằng không khí của một tiết học sẽ trầm lắng đi nhiều cũng như có xu hướng một chiều người dạy đến người học khi thiếu đi những lời phát biểu ý kiến. Thông thường, việc phát biểu ý kiến là từ người học, điều kiện xuất phát khi người dạy yêu cầu họ trình bày một khái niệm nào đó trong sách giáo khoa, hay rút ra nhận xét từ một vấn đề bài học hoặc hơn nữa là tự chủ động phát biểu trình bày những thắc mắc, khó hiểu hay thấy bất hợp lí từ kiến thức bài học đưa lại cho người dạy để họ lí giải. 
Việc học tập với tư thế sẵn sàng cho những lời phát biểu chính là động thái chủ động trong học tập của mình. Nó đem lại nhiều lợi ích khác nhau cả cho người phát biểu hay người nghe, cho lợi ích cả về kiến thức cũng như về mặt tâm lí và kĩ năng. 
gia su tai bien hoa
Gia sư Biên Hòa xin chia sẻ một số những lợi ích học tập thông qua việc phát biểu ý kiến cá nhân trong giờ học:
*Đối với người phát biểu:
- Là người đến lớp học, sử dụng tiếng nói để xây dựng bài học, trình bày khái niệm, đưa ra lời đánh giá, các nhận xét, nhận định, hay lời giải thích của bản thân về vấn đề bàn trong bài. Nếu làm tốt ta có thể nhận được những con điểm cộng khích lệ quý giá từ giáo viên. Đây là điều hiển nhiên mà đa số đều thấy.
- Một điều kiện để phát biểu được trước những vấn đề đó là ta phải hình thành đáp án, ý kiến trong đầu mình sau đó mới giơ tay lên để xin trả lời. Đặc biệt trước những vấn đề vừa đặt ra ngay tức khắc, nó còn mới mẻ và ta chưa có kinh nghiệm trước vấn đề đó thì đòi hỏi một sự vận động suy nghĩ mạnh mẽ trong não ta để tìm ra lời giải đáp. Chính lúc ấy ta đã tạo điều kiện thúc đẩy cho tư duy hoạt động. Từ đó, thói quen tư duy hình thành, tạo ra hoạt động tích cực cho bộ não, khả năng nhận biết, phán đoán, suy luận, tổng kết sẽ phát triển. Thật là tuyệt khi giờ học nào bộ não ta cũng vận hành theo chiều hướng thế thay vì ù lì ra thụ động, chậm chạp. 
- Mặc dù hiểu được vấn đề, nghĩ ra cách giải quyết song nhiều người học cũng không đủ tự tin để đứng lên phát biểu bởi vì không biết phải diễn đạt thế nào. Nghe chừng đó là sự cản trở rành rành đối với việc trình bày ý kiến, tuy nhiên đây được coi là lợi ích quan trọng hàng đầu. Khi đòi hỏi cần diễn đạt một suy nghĩ trong đầu, song song đó là quá trình tập hợp từ ngữ ra thành câu, rồi cụ thể ra thành lời nói phát qua miệng ra môi trường. Đây là điều kiện rèn khả năng diễn đạt chớp nhoáng, kịp thời khi phát biểu. Tất nhiên ta cũng cần có một vốn từ đủ sử dụng, đủ để mọi người hiểu suy nghĩ của mình. Bài học về trau dồi ngôn ngữ hình thành.
gia su o bien hoa
*Đối với người nghe:
- Nói đã là kĩ năng vậy nghe cũng không là ngoại lệ. Ở việc nghe ý kiến phát biểu, ta sẽ đối mặt với lối diễn đạt của người nói, có thể nó sẽ không hợp với mình, làm mình khó hiểu. Như vậy hình thành nên cho ta thói quen xử lí thông tin theo cách diễn đạt của riêng mình có cùng nội dung như người khác trình bày sau đó nhập vào bộ não ta cho phù hợp, dễ nhớ và nhớ được lâu.
- Không phải lúc nào giờ học cũng suôn sẻ, người học sẽ có khi không hiểu, hay thắc mắc. Họ cần được giải thích nhờ người dạy. Vậy sẽ thật là tốt khi mà vấn đề người học kia thắc mắc cũng chính là vẫn đề mà bản thân mình không hiểu. Như thế nghĩa là ta đã được “thơm ké” với bạn học mình rồi. Và cũng chớ xem những điều họ thắc mắc như là sự phức tạp, rườm rà, tốn thời gian của tiết học nhé vì chính lúc đó họ đang say mê với học thuật đấy. 
- Đặc biệt ta nên chú ý rằng, bất kì một cuộc trao đổi ý kiến nào giữa người học và người dạy bỗng biến thành một cuộc tranh luận kiến thức thì đấy chính là thời điểm ta càng cần phải chăm chú lắng nghe. Trong sự tranh luận hẳn sẽ có cái đúng, có cái sai, vậy cách nào để phân biệt? Đầu tiên tự bản thân ta phải bắt đầu suy nghĩ, hình thành nghi vấn, rà soát cơ sở, lí lẽ từ hai bên để từ đó chọn ra điều đúng, điều sai. Như thế không lí nào ta lại không hiểu bài học cách thấu đáo hơn cả. 
 
Vâng, học tập bắt đầu từ lắng nghe, đến trao đổi, bình phẩm,tìm ra kết luận và cuối cùng là trở thành kiến thức riêng cho cá nhân mình dựa trên cơ sở khách quan, phù hợp. Phát biểu ý kiến cá nhân trong giờ học, từ phía người nói hay người nghe nhìn chung là một quá trình học tâp như thế.
Hotline: 0919.47.12.47 ( Thầy Lai)
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo