trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về nhà thơ Xuân Quỳnh

Trung tâm gia sư Biên Hòa cho rằng Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ nổi tiếng được mọi người yêu thích nhất. Bởi thơ Xuân Quỳnh luôn chan chứa cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của cô gái ấy. Điều đó khiến người đọc, người nghe như cảm nhận được chính cảm giác thật của lòng mình. Qua bài thơ “Sóng”, ta hiểu hơn về thế giới tình cảm phong phú cũng như phong cách văn chương đặc sắc của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
       Tên đầy đủ của bà là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở Hà Đông, nay là Hà Tây. Người phụ nữ tài năng này đã từng làm diễn viên múa, làm báo, biên tập viên, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam. Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên và là một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của lớp nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ - thơ Việt Nam hiện đại. Lòng ham mê ở thơ lớn hơn sân khấu nên chị đã rời bỏ sân khấu, lựa chon con đường thơ và hoạt động văn học.
gia-su-o-bien-hoa-chia-se-bai-noi-cung-anh
Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ và cũng không được ở gần cha mà phải sống với bà ngoại ở quê. Vì thuở nhỏ đã thiếu thốn tình cảm gia đình nên Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương, tình yêu, khao khát có một mái ấm gia đình và nhạy cảm với tình mẫu tử. Vậy nên thơ Xuân Quỳnh luôn mang bản sắc tươi tắn, hồn hậu, nồng nhiệt, là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người khao khát tình yêu, trân trọng, chi chút cho hạnh phúc bình dị của cuộc sống đời thường.
Gia Sư ở Biên Hòa thấy rằng những bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.
       Dung dị, hồn nhiên và chân thực chính là nét nổi bật làm nên sức hút của thơ Xuân Quỳnh. Chẳng cần tìm cảm hứng ở đâu xa xôi mà nó chính là cảm xúc thật của chính bản thân nhà thơ. Đó là sự gắn bó với hạnh phúc, niềm vui và cả những cay đắng nhọc nhằn trong cuộc đời của một người phụ nữ: một người yêu, người vợ, người mẹ. Dường như thơ đã giúp Xuân Quỳnh tiếp tục sống với những khát khao cháy bỏng. Hơn thế nữa, chính thơ của Xuân Quỳnh đã giúp người đọc thêm yêu đời, yêu người, trân trọng những thứ đang có hơn.
gia-su-o-bien-hoa-chia-se-bai-chi-co-song-va-em
Người ta thường so sánh thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu được phong tặng danh hiệu cao quý là “ông hoàng thơ tình” thì có lẽ Xuân Quỳnh  xứng đáng là “nữ hoàng thơ tình”. Thơ tình của Xuân Diệu là tiếng lòng chân thật đầy chiêm nghiệm của một người đàn ông khi nghĩ về tình yêu nên có chút gì đó nghiêng về sự cháy bỏng, nồng nhiệt đến khát khao và thường có xu hướng của sự hưởng thụ. Trong khi đó, thơ Xuân Quỳnh lại là tiếng lòng của một người phụ nữ dạt dào cảm xúc, đầy nghĩ suy nên thơ tình của bà im đậm vẻ đẹp thiên tính nữ, phảng phất cái nhẹ nhàng cảm xúc nữ nhi và thiên về sự dâng hiến, hi sinh hết mình vì người thương. Vì vậy, đến với thơ ca Xuân Quỳnh ta hiểu hơn về con người nhà thơ cũng như nỗi lòng đầy phong phú trong đời sống tình cảm của người phụ nữ đắm chìm trong mem say tình yêu. Xuân Quỳnh đã góp một tiếng thơ mới, đầy mới lạ nhưng độc đáo cho làng thơ Việt Nam.
 Gia Sư Biên Hòa thấy rằng thơ của Xuân Quỳnh phải nói là cuốn hút người đọc đến kì lạ, nó cứ mãi ám ảnh, nung đốt lòng người. Trước Xuân Quỳnh chưa có một người phụ nữ nào làm thơ bằng những lời cháy bỏng, tha thiết và nồng nàn đến vậy. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh đẹp và trong sáng quá. Cuộc đời có lẽ là quá ngắn ngủi với một người tài năng như Xuân Quỳnh. Nhưng thế hệ trẻ sau này vẫn sẽ mãi luôn nhớ đến nhà thơ. 
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Đặc điểm sáng tác của Xuân Quỳnh

Các tác phẩm chính của Xuân Quỳnh

Nghị luận về nhà thơ Xuân Quỳnh

Nhận xét về phong cách thơ Xuân Quỳnh

Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh

Con người Xuân Quỳnh

Phong cách thơ Xuân Quỳnh qua bài Sóng

Thuyết trình về nhà thơ Xuân Quỳnh

Đánh giá về nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh sống trong thời đại nào

Phong cách nghệ thuật bài Sóng

Vì trí của Xuân Quỳnh trong nền văn học

Sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh

Đề tài sáng tác của Xuân Quỳnh

Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh

Tác phẩm của Xuân Quỳnh

Phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh

Những bài thơ của Xuân Quỳnh

Sưu tâm một số cầu thơ nói về tình yêu của Xuân Quỳnh

Phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng

Giới thiệu bằng lời những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo