trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa cảm nhận về thiên nhiên và người lính Tây Bắc

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng “Tây Tiến” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và sáng giá nhất trong sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà thơ Quang Dũng. Với giọng điệu riêng đậm chất lãng mạn, hào hoa và hào hùng, đầy thi vị, ông đã thổi cái hồn của thiên nhiên Tây Tiến và hình ảnh đặc trưng của những người lính biên cương của tổ quốc vào tác phẩm của mình. 
Qua bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, rừng núi miền Tây hiện lên với vẻ đẹp dữ dội, hoang sơ, đầy bí ẩn. Đó đều là những nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên vùng đất này:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
trung-tam-gia-su-o-bien-hoa-chia-se-canh-thien-nhien-tay-bac
Điệp từ chỉ thời gian “chiều chiều, đêm đêm” đã tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, sự hoang dã thường trực, đầy bí hiểm của núi rừng nơi đây. Hình ảnh nhân hóa kết hợp với biện pháp đảo ngữ “oai linh thác gầm thét; Mường Hịch cọp true người” đủ chứng tỏ Tây Bắc vô cùng dữ dội. Đặc biệt, hai dấu nặng gần nhau tạo ra vẻ nặng nề, ghê rợn như bước chân rình rập của thú dữ. Thiên nhiên như muốn phô trương, thịnh oai sức mạnh để đe dọa con người. Phan Huy Dũng đã từng bình về hai dòng thơ như sau: “người càng mệt mỏi, núi rừng càng diễu võ dương oai, càng mượn lời thác gầm lên những tiếc man dại giữa đại ngàn.” Chỉ hai dòng thơ mà nhà nghệ sĩ Quang Dũng đã khéo phác nên được cái thần, cái hồn của thiên nhiên nơi biên cương tổ quốc. Phải yêu, phải quý và trải nghiệm sâu sắc nhà thơ mới có thể cảm và tạo nên tác phẩm đặc sắc cho riêng mình. Đó chính là tâm huyết và tài năng của nhà thơ Quang Dũng đã dành cho văn chương nghệ thuật, dành cho cuộc đời người lính với đồng đội thân quen.
Trung tâm gia sư Biên Hòa thấy rằng giữa thiên nhiên hùng vĩ và khắc nghiệt ấy, con người hiện ra với những nét vẽ chấm phá. Họ mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là gục ngã trên con đường hành quân gian khổ, triền miên. Qua những dòng thơ sau đây, ta hiểu thêm sâu sắc về cuộc sống của những người lính thời xưa:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời!”
Nhưng vượt lên tất cả, họ khoác lên mình vẻ đẹp ngang tàng, tinh nghịch, trẻ trung của những người lính. Hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời” làm ta liên tưởng tới “đầu súng trăng treo” trong thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Cả hai đều là những sáng tạo ngôn từ mới mẻ, thể hiện sự nghịch ngợm, tếu táo, đầy lính tráng của những người lính. Chính tinh thần lạc quan đó đã giúp con người ta vượt qua mọi gian khổ để làm chủ núi rừng, làm chủ đất nước. Biết bao dòng thơ đẹp đã ra đời để ca ngợi vẻ đẹp của họ:
“Rất đẹp hình anh lúc ràng chiều
Bóng dài trên đỉnh núi treo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.”
Hay như bài thơ sau:
“Trời cao thì mặc trời cao
Ta lên đỉnh núi ta cao hơn trời.”
Đứng trên đỉnh núi cao, bao lại sau lưng chặng đường hành quân gian khổ, những người lính nhìn xuống không gian dưới bằng ánh mắt bay bổng:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
trung-tam-gia-su-bien-hoa-chia-se-anh-bo-doi-hanh-quan
Như vậy, bằng bút pháp lãng mạng ưa cực tả và thủ pháp đối lập, Quang Dũng đã vẽ nên trong đoạn thơ những nét vẽ rắn rỏi, gân guốc, khỏe khoắn bên cạnh những đường nét mảnh mai, tinh tế, hư ảo. Tất cả làm hiện lên vẻ đẹp hùng vĩ, sự dữ dội, hoang sơ của núi rừng miền Tây trải dài theo những chặng đường hành quân gian khổ và khắc nghiệt của binh đoàn Tây Tiến. Đó cũng chính là nét nổi bật vốn có của thiên nhiên nơi đây – chính là thử thách ý chí bền bỉ dành cho những người lính anh hùng, sẵn sàng hi sinh bản thân mình, chịu mọi khó nhọc vất vả vì sự nghiệp vĩ đại của dân tộc: giữ gìn và bảo vệ đất nước. Quang Dũng thật khéo léo khi đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung của mình về một thời xa xưa của tổ quốc, đồng thời khơi dậy tình yêu nước mãnh liệt trong trái tim mỗi người đọc. 
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng đoạn thơ khép lại nhưng hình ảnh của người lính giữa miền Tây tổ quốc vẫn hiện ra và in dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi chúng ta. Nhớ Tây Tiến là nhớ về những con người anh hùng đã quên cả thanh xuân, sẵn sàng đạt nhiệm vụ chung của dân tộc lên hàng đầu, vì nền độc lập, tự do và hòa bình của đất nước. Đó phải chăng là những gì mà nhà thơ Quang Dũng muốn gửi gắm đến chúng ta và nhắc nhở mỗi người phải biết nhận thức được nhiệm vụ của chính mình để hoàn thành nó vì tương lai của đất nước giữa thời đại mới?
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo