trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa cảm nhận đoạn thơ thứ hai trong tác phẩm Tây Tiến

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài nhưng độc giả biết nhiều tới ông trên cương vị là một nhà thơ. Thơ của ông kết hợp chất hiện thực và lãng mạn cách mạng, mang vẻ đẹp hào hoa của một tâm hồn nghệ sĩ lớn. Trong đó, “Tây Tiến” là bài thơ có đủ đầy các yếu tố trên, mang cảm hứng lãng mạn và bi tráng của người lính trong kháng chiến. Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi tác giả rời xa đơn vị cũ để công tác ở đơn vị mới và được in trong tập “Mây đầu ô”.
Sau khi đã nói về sự hào hùng bi tráng của người lính ở đoạn một thì tới đoạn hai, tác giả nói về thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ mà thơ mộng, làm nổi bật phẩm chất hào hoa lãng mạn của những anh bộ đội Tây Tiến. Những câu thơ cũng trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn bởi chất cảm xúc nội ẩn giấu trong từng câu chữ.

gia-su-minh-tri-bien-hoa-chia-se-anh-doan-quan-tay-tien
Đêm liên hoan văn nghệ thắm tình quân quân dân giữa người lính Tây Tiến và các cô gái Tây Bắc như tiếp thêm sức mạnh cho người lính trên chặng đường hành quân đầy gian khổ. Đó có lẽ là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi nhất con người được thư giãn, được thoải mái để vun đắp tình cảm với nhau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Gia Sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng từ “Bừng” ở đây mang nghĩa tưng bừng của “đuốc” và “ hoa”, hoa rừng và hoa trên “xiêm áo” của các cô gái làm ngạc nhiên những chàng trai lần đầu tới Tây Bắc. Các cô gái ấy cũng là trung tâm của đêm liên hoan văn nghệ với “xiêm áo” rực rỡ, “e ấp” trong “man điệu”-điệu nhạc của núi rừng đưa tâm hồn của mọi người phiêu diêu về những miền đất lạ. Đơi lính khổ nhưng vui vậy!
Bốn câu thơ sau mở lên không gian vào một buổi chiều sương, cảnh sông nước mở lên hình ảnh mờ ảo nhưng kí ức của nhà thơ lại hiện về rõ nét:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
Trên dòng sông đậm màu cổ tích hiện lên dáng hình mềm mại trên chiếc thuyền “độc mộc”, hòa hợp với con người là bông hoa rừng “đong đưa”. Hoa rừng cũng biết làm duyên làm dáng, rất tình tứ. Một tình yêu sâu sắc bao giờ cũng mang một sắc thái cụ thể “có thấy”, “có nhớ”, vừa nhắc lại kỉ niệm, vừa khẳng định sự chung thủy của tác giả. Bốn dòng thơ như một bức tranh đường thi, cổ kính mà nhẹ nhàng, mờ mờ ảo ảo đây thơ mộng và thi vị. Cảnh đẹp mà buồn làm người đọc xốn xang, dậy lên bao cảm xúc khó tả để cùng hòa mình vào linh hồn tạo vận, hiểu cho sâu, cảm cho hết ý tình của nhân vật trử tình. Thời gian đã trôi qua rất lâu rồi, nhưng chính tình cảm sâu đậm dành cho con người, cho đất nước nên dù cảnh có mờ ảo đến đâu, Quang Dũng vẫn nhớ và khắc ghi cái thần, cái hồn của tạo vật. Đó chính là biểu hiện cao đẹp nhất của tình yêu sâu nặng với quê hương xứ sở trong những ngày tháng gian khổ của toàn dân tộc. Bởi nó xuất phát từ những tình cảm nhỏ nhặt nhưng dung dị và sâu sắc nhất từ chính cõi lòng sâu thẩm mỗi chúng ta hương về nhân dân, về bạn bè người thân.

gia-su-bien-hoa-dong-nai-chia-se-hinh-anh-nguoi-linh-tay-tien
Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai cho rằng bốn câu thơ như một bức tranh có nét thực, có nét ảo. Thi và họa hòa quyện với nhau đến khó phân biệt, câu thơ nào cũng đầy sức gợi một sắc thái nhớ nhung.
Với cách viết thơ ít tả, thiên về gợi và cách cảm nhận rất đặc biệt, thi sĩ không chỉ làm hiển hiện trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn làm gợi lên sự hào hoa phong nhã của những chàng trai đất Kinh Kỳ.
Trong đề tài chung về người lính, người dân Tây Tiến cũng có vẻ đẹp riêng, Quang Dũng viết về đồng đội cũng như đang viết về chính ông - người lính giàu tình cảm và hết mực chung thủy với nơi mình đã ở cùng. Bài thơ “Tây Tiến” chính là những dòng cảm xúc chân thực nhất của Quang Dũng khu hồi tường về một thời hào hùng của dân tộc găn liền với những người thân quen. Bài thơ vì thế mà gây xúc động mạnh và chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng động giả bao đời.
        

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo