trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại Thủ Đức nói về cảm nhận khi thăm lăng bác của Viễn Phương

Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được khánh thành, cả đồng bào miền Nam hân hoan vì giành được hòa bình. Nhân sự kiến ấy, một số chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã sắp xếp để ra Hà Nội thăm lăng Bác, trong đó có Viễn Phương. Trong chuyến đi này, ông đã sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác”, bài thơ là niềm xúc động, thành kính và sự biết ơn xen lẫn xót xa của nhà thơ khi vào trong lăng thăm Bác.
Gia sư tại Thủ Đức thấy rằng trước khi vào lăng thì tác giả đã bắt gặp hình ảnh hàng tre đứng hiên ngang ở bên ngoài, hàng tre ấy biểu tượng cho bao nhiêu thế hệ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn kiên cường bất khuất. Bên cạnh đó, tác giả còn tức cảnh so sánh Bác với mặt trời và so sánh dòng người đang vào trong thăm Bác như một tràng hoa dâng “bảy mươi chín mùa xuân” (ẩn ý nói tới tuổi thọ của Bác).
Bước vào trong và nhìn thấy di hài của Bác, nhà thơ như muốn trào dâng sự thương nhớ và nỗi xót xa cho sự ra đi của người cha già dân tộc:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”

Gia sư tại Thủ Đức thấy rằng Bác vẫn nằm đó, trong giấc ngủ bình yên, dù rằng ngày nào cũng có người tới thăm Bác, Bác ơi! Bác ngủ bình yên, nhưng sao lòng chúng con đau xót, nhức nhói quá Bác ơi!

gia-su-tai-thu-duc-chia-se-anh-lang-bac

Gia sư tại Thủ Đức chia sẻ ảnh đoàn người viếng lăng Bác

Cách nói “giấc ngủ bình yên” của tác giả gợi lên một không gian tĩnh lặng, trang nghiêm nơi lăng Bác và dáng vẻ thư thái của Người.
“Vầng trăng sáng dịu hiền” là hình ảnh ẩn dụ gợi vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Đó là vẻ đẹp bao dung, hiền từ. Đồng thời hình ảnh thơ cũng gợi liên tưởng sâu sắc đến những vần thơ Bác viết khi còn ở trong tù:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng dòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Gia sư tại Thủ Đức cho rằng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” và điệp từ “mãi mãi” là sự khẳng định về sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc, Bác như bầu trời xanh vĩnh hằng bao dung, che chở cho các con cháu. Dù biết là thế nhưng nhà thơ vẫn “nghe nhói ở trong tim”. Động từ “nghe nhói” gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ và tê tái của một đứa con về muộn để kịp thăm cha mình.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Nghĩ tới giây phút từ biệt, nhà thơ lưu luyến nhớ thương tới “trào nước mắt”. Câu thơ với cách nói “mai về miền Nam” vừa gợi sự chia xa, vừa gợi tấm lòng và tình cảm da diết của con người miền Nam với Bác.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

gia-su-tai-thu-duc-chia-se-anh-nghi-le-vieng-lang-bac
Gia sư tại Thủ Đức nhận thấy ba dòng thơ cuối là ước muốn được hóa thân của nhà thơ để được ở bên Người: con chim để hót vui cho Bác yên giấc, làm đóa hoa để tỏa hương quanh nơi Bác ngủ và làm cây tre để giữ gìn chốn lăng này. Điệp ngữ “muốn làm” tô đậm sự thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước, đồng thời, những hình ảnh nhà thơ dùng (con chim, đóa hoa, cây tre) đều là biểu tượng của cái đẹp.
Bằng thể thơ tự do, ngôn ngữ mộc mạc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh trong sáng, bài thơ đã lột tả những cảm xúc và mong muốn của tác giả khi về thăm lại Bác trong dịp ra Hà Nội.
Viếng lăng Bác là một bài thơ hay về nghệ thuật, đẹp về  nội dung, nhờ đó mà bài thơ đã để lại những cảm xúc hết sức cụ thể và giản dị trong lòng bạn đọc. Không những thế, bài thơ còn khơi gợi được tình cảm sâu sắc của người dân miền Nam nói riêng và cả nước nói chung dành cho Hồ chủ tịch kính yêu.    
    


 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo