trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Phán xét

 
  Nhiều lần tôi cân nhắc, cố gắng phân biệt đâu là đánh giá đâu là phán xét, và giữa hai cái đó, cái gì đang tồn tại nhiều hơn. Tôi nhận ra, giữa đánh giá và phán xét có các điểm chung. Thứ nhất, cũng làm một dạng chỉ ra đặc điểm, một lời nhận định hay tổng kết về một hay một số người khác hay các vấn đề hiện tượng tự nhiên xã hội, thứ hai, đánh giá và phán xét đều đem lại sự khó chịu cho đối tượng bị đánh giá hay phán xét. Tuy nhiên cái khác nhau cơ bản làm cho đánh giá khác phán xét đó là biết nhìn nhận ra điểm tốt của người khác nữa, so với phán xét chỉ biết vạch tội, lên án. Hơn nữa, dường như phán xét mang tính đày đoạ họ hơn trong khi đánh giá lại phần nào lôi họ vực dậy từ lỗi lầm của mình. Nhưng tiếc thay, đánh giá không là xu hướng của con người ngày nay. Không cho nhau sự chia sẻ, nhắc nhở, khuyên bảo đàng hoàng. Chỉ biết lên án. Vâng! Thói quen phán xét. Nó là cái tồn tại nhiều hơn. 
  Bất kể khi một hiện tượng xấu hay tốt nào xuất hiện trên mạng internet, thì ngay lập tức cộng đồng mạng nhảy bổ vào và trăm lời bình luận được để dưới thông tin đó, nhiều ý kiến trái chiều, trái quan điểm, thậm chí từ đó còn cãi cọ, chửi bới, xúc phạm nhau. Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại phải cãi nhau như vậy vì những chuyện xa tầm mắt mình. Nếu việc làm là tốt, thì lắm người lại cho rằng chỉ là lấy “màu” làm nổi, số khác lại hết lời ngợi ca, nếu đó là gương mặt mình yêu thích thì lại mê cuồng hơn. 
  Chúng ta cứ cho mình cái quyền phán xét trước mọi sự, kể cả những sự việc đau lòng. Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ bị tung ảnh, hay clip nhạy cảm lên các trang mạng xã hôi, và đúng là một thói quen, rất nhiều người hay nhảy vào và tung ra lắm lời chửi rủa, thoá mạ, xúc phạm nhân phẩm, bàn tán không ra gì nạn nhân của vụ việc đáng tiếc đó. Tôi tự hỏi, có gì hay ho đâu. Họ sử dụng tự do ngôn luận một cách rất tệ so với khả năng có thể làm tốt hơn của họ. Đâu ai muốn mình trở thành nạn nhân của mấy chuyện không hay đó, xem xét một cách rõ ràng, đó là một tai nạn. Nhưng chính những dòng bình luận dưới thông tin ấy mới càng làm nó trở nên nghiêm trọng hơn cả một tai nạn- đó là một thảm hoạ. 
phan-xet
  Có lẽ phong cách của người dụng mạng xã hội Việt Nam đã quá quen soi mói, xem ra ai cũng tự cho mình là một quan toà viên, xem xét họ có tội hay không có tội, đáng chửi hay đang khen. Tâm lý tiếp nhận sự việc với tư cách là “Thượng Đế” đang ngấm dần và lan rộng ra toàn xã hội. Tôi thiết nghĩ, đó chẳng phải là một cái gì tuyệt vời để trở thành văn hoá mạng cả. Dù gì đi nữa, trước một việc hay gương mặt nào đó, điều bạn quan tâm có lẽ là tạo nên được tiếng nói của mình. Xã hội mở rộng cho ta có cơ hội như vậy, nhưng thật tiếc, chúng ta thực hiện sai cách nhiều quá. Không nghiêm túc trước vấn đề, không khách quan và mang tính chia sẻ cũng như học hỏi mà quá đùa cợt, chỉ trích và phán xét theo chân lý của bản thân. Chắc gì, trước màn hình chúng ta, con người ấy, sự việc ấy là như vậy, có “bơm” thêm từ ngữ quá lố hay không? Tại sao cứ phải cuốn theo sự kiện, nhân vật và rồi cãi cọ? 
   Tôn trọng con người lẽ ra là cái phải học thật nhiều nhưng lại ít được quan tâm. Điều tôi khẳng định là những sự việc phán xét sẽ còn tiếp diễn, có lẽ đó trở thành vấn đề không có lời giải rồi. Giá như có một lớp học “đạo dức internet truyền thông trong nhà trường” thì sẻ tuyệt biết mấy. Ít nhất cũng hạn chế phần nào số lượng người có thói quen phán xét tai hại. Cái gì cũng cần phải học! Nhưng nó phát sinh quá nhanh mà chúng ta nghĩ có chỉ là một hệ quả của sự phát triển công nghệ dường như vô tình làm chúng ta mặc nhiên để nó tồn tại và thâm chí có khi chính ta lại cũng làm một phần trong đó, rồi thế là khỏi phải học.      
   Nếu mất đi ghen ghét, đố kị, sự tán thưởng, hay chửi bới. Đó không phải là con người! Con người chẳng hoàn hảo, nhưng vấn đề là nếu quy định 100% là hoàn hảo, con người có nên cố gắng tiến càng gần mức 100% hay là lùi xa nó. Còn riêng tôi, tôi chọn cố gắng tiến đến mức 100% đó mặc dù biết chắc sẽ chẳng đạt được cột mốc của sự hoàn hảo ấy. 
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo